Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Xử lý người ngất huyết áp cao

Chào Thầy Minh,


DCHN đang thảo luận về việc cấp cứu người ngất xỉu mà huyết áp cao thì phải làm sao ạ. Có dùng được huyệt 19 không ạ (Sách của Thầy BQC ghi về H19: chống chỉ định: huyết áp cao).


Có 1 ca như thế này: 
Bà khoảng 76 t, bị tai biến, liệt nửa người bên trái, bàn tay trái co cứng, HA cao (bv cho uống thuốc điều chỉnh HA), buổi sáng HA 140, buổi chiều lên đến 160 hoặc hơn. 
Có khi bà ấy mê man cả buổi, chân tay trước cứng giờ mềm nhũn. Làm thế nào cho tỉnh lại. Ông chồng bảo cứ để yên, sau rồi cũng tĩnh dần (!). Thế là em về, sợ làm sơ xuất bà ấy đi dưới tay mình thì vạ lây.
Ca này nên xử lý sao ạ

Ca 2 như vầy:
Một ông khoảng 60 t. Sáng đi vệ sinh (nhà vệ sinh tập thể). Khi đứng dậy thì choáng ngã chúi xuống. Lúc có người phát hiện ra thì mắt đang trợn ngược, tay chân cứng, mặt tái. Lúc bấy giờ phải cấp cứu thế nào ạ.
Bà vợ bảo ông ấy vốn HA thấp, chỉ khoảng 100-110 (mức trên). 
Lúc ấy em chưa học DC. Đầu tiên gọi 115 (vì nó gần đấy) sau cấp cứu tại chỗ. Cho chiếc đũa ngáng vào hàm (phòng cắn lưỡi), sau đó ấn mạnh Nhân trung. Một lúc thì tỉnh. Bác sĩ đến đo HA là 180. Sau này họ nói ông ấy bị tai biến, máu tràn vào não. 

Trường hợp này có cách nào khác hay hơn không ạ.

Thầy LY Tạ Minh trả lời:

Nếu BN ngất mà không rõ huyết áp thế nào thì đưa đi bệnh viện là tốt nhất. Nên nhớ chúng ta không có bằng cấp, môn Diện Chẩn lại chưa được công nhận. Ngay cả có bằng cấp (BS chẳng hạn) mà cấp cứu thất bại (xảy ra sự cố cho bệnh nhân), cũng phải giải trình thao tác, đúng thì qua, không đúng theo phác đồ của ngành Y thì sẽ dính đến pháp luật, nếu như có tai biến sau khi mình đụng vào bệnh nhân.

Nếu biết Huyết áp bệnh nhân như thế nào (sau khi đã đo HA) thì tùy trường hợp mà xử trí. Cần phân biệt Huyết áp âm hay dương chứng để xử lý cho đúng. Đề nghị xem lại các bài Bộ Thăng và Bộ Giáng.


Anh nêu 2 trường hợp cụ thể, tôi trả lời như sau:
Về BN thứ nhất, đó là cơn động kinh nhẹ (lịm người thay vì co giật), là một trong những di chứng có thể có sau khi bị TBMMN. Nên bấm 19 hay không cũng được vì rồi BN cũng tỉnh, ông chồng kinh nghiệm chuyện đó rồi nên mới nói vậy, tuy nhiên nếu muốn can thiệp thì đo HA là biện pháp cần thiết trước khi ra tay. Thật ra khi bị động kinh co giật, không làm gì thì BN cũng sẽ tỉnh sau 1-5 phút. Còn nếu lịm người thì có thể kéo dài vài chục phút mới tỉnh....... và nên để yên cho cơ thể BN tự điều chỉnh tốt hơn là can thiệp. Có can thiệp (nếu can thiệp đúng) BN tỉnh sớm hơn một chút nhưng hậu quả là BN rất mệt. Còn tự tỉnh thì gần như bình thường. Còn nếu can thiệp sai thì.......anh tự hiểu cũng được mà phải không..... hihihi.

19 hay Nhân Trung chỉ thành công rõ rệt khi BN bị vựng châm mà thôi.

Về BN thứ hai: bình thường HA thấp, nhưng HA có thể đột biến cao, phải đo HA rồi mới quyết định được. Nếu không nắm chắc tình hình HA ngay tại chổ bấy giờ thì gọi 115 là đúng.


Các bạn có thể cho là tui nhát như cáy.........hihihi. 
Có điều chỉ xin nhắc lại: 
Diện Chẩn chưa được công nhận và chúng ta không có bằng cấp ngành Y. 

Hãy thận trọng.

2 nhận xét:

  1. Thầy Minh dạy rất đúng.Dù DC có được công nhận cũng o thể làm liều được.Cái gì chưa biết chắc thì không neencan thiệp vào.Mạng sống của con người chứ đâu chỉ là chuyện lao lý.

    Trả lờiXóa
  2. CẦU MONG CÁC THÀY LÀM ƠN CHO CON XIN PHÁC ĐỒ :
    https://www.youtube.com/watch?v=xVxDrZLORig

    Trả lờiXóa